Cho thuê nhà mất luôn cả nhà.

Cho thuê nhà mất luôn cả nhà.
Một vụ án cho thuê nhà nhưng lại mất luôn nhà, kiện đòi nhà mãi chưa được. Đây là bài học kinh nghiệm cho mọi người trong việc quản lý tài sản của chính mình.

Theo đơn khởi kiện đề ngày 28/8/2007 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Đỗ Bội Toàn, ông Đỗ Bội Hoàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, ông Bùi Hiểu, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Trung (do bà Đỗ Bội Toàn đại diện) trình bày:

Ngôi nhà số 62 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (sau đây gọi là nhà số 62 Ngô Thì Nhậm) thuộc thửa số 841, tờ bản đồ số 10, diện tích 230m2, mang bằng khoán điền thổ só 120p-Khu đồn thủy, thuộc quyền sở hữu của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị. Năm 1979, cụ Đan lập di chúc chia ngôi nhà trên cho 5 người con gồm: bà Đỗ Thị Như (bà Như đã chết 1999, có chồng là ông Nguyễn Quý Bính chết 1979 và có 2 con là ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo); bà Đỗ Thị Nhạn (bà Nhạn chết năm 2000, có chồng là ông Bùi Đồng chết năm 2008 và có 3 con là bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung), bà Đỗ Thị Loan (chết năm 2003, có chồng là ông Nguyễn Mạnh Hồng chết 1996 và không có con chung), ông Đỗ Bội Hoàn hiện đang ở Cộng hoà Pháp và bà Đỗ Bội Toàn. Ngày 26/12/1959, cha mẹ bà có hợp đồng cho ông Nguyễn Quang Minh thuê một nửa gian phòng tầng 1 diện tích là 13,5m2 (trước là Gara ô tô), thời hạn thuê là 01 năm, giá thuê là 08đ/tháng, hết hạn hợp đồng hai bên không ký hợp đồng mới, ông Minh tiếp tục ở. Tháng 12/1975, hai cụ lại cho ông Minh ở nhờ nốt nửa gian còn lại, đồng thời ông Minh viết giấy cam đoan ngày 18/12/1975, thể hiện diện tích cho thuê và cho ở nhờ là 27m2. Từ năm 1981, 1982 đến nay, phía nguyên đơn đã nhiều lần yêu cầu ông Minh cùng gia đình trả lại toàn bộ diện tích nhà cho thuê và cho ở nhờ nhưng gia đình ông Minh không trả.
Nay, nguyên đơn đề nghị Tòa án buộc gia đình ông Minh phải trả toàn bộ căn phòng tầng I và diện tích phụ gồm: sân, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, lối đi tại 62 Ngô Thì Nhậm, không yêu cầu trả tiền thuê nhà và thống nhất tự giải quyết về quyền lợi của những người thừa kế mà không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bị đơn là ông Nguyễn Quang Minh trình bày:
Gia đình ông đến ở tại căn nhà này từ năm 1958 đến nay (đã hơn 50 năm), quá trình ở, không có ai tranh chấp khiếu kiện, gia đình ông không thuê hay mượn nhà như nguyên đơn trình bày, mà chỉ có ông Huấn (cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương) mời ông đến ở cùng, nên gia đình ông chỉ quan hệ với Bệnh viện Mắt. Nay phía nguyên đơn đòi nhà, gia đình ông không chấp nhận với lý do gia đình đã ở đây lâu năm, đã nộp thuế sử dụng đất hàng năm, có hợp đồng cung cấp nước sạch, có 03 quyển sổ hộ khẩu đăng ký nhân khẩu thường trú tại địa chỉ số 62 Ngô Thì Nhậm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
-  Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về phía bị đơn: Bà Vũ Thị Phan, anh Nguyễn Quang Thanh, anh Nguyễn Quang Thành, chị Nguyễn Lệ Huyền, chị Phạm Thị Nhàn, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, cháu Phạm Anh Tú (do anh Phạm Quốc Khánh đại diện), chị Nguyễn Thị Vinh Khang đều thống nhất với lời khai như ông Minh đã trình bày.
-  Đại diện Bệnh viện Mắt Trung ương trình bày: Năm 1956, Bệnh viện có thuê của cụ Đan và cụ Vị hai phòng ở tầng 2 nhà số 62 Ngô Thì Nhậm với thời hạn 01 năm để cho cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện ở (chủ yếu là những người độc thân). Sau khi hết thời hạn thuê, hai bên không ký hợp đồng tiếp nhưng vẫn tiếp tục quản lý sử dụng phần thuê từ đó cho đến nay. Ngoài diện tích thuê ở diện tích tầng 2, Bệnh viện không thuê diện tích nào khác của hai cụ. Việc ông Huấn (cán bộ của Bệnh viện) có thỏa thuận cho gia đình ông Minh vào ở tại tầng 1 như thế nào thì Bệnh viện không biết và không quan tâm. Nay, bà Toàn (là con cụ Vị, cụ Đan) khởi kiện đòi nhà cho ở nhờ đối với ông Minh, thì Bệnh viện không có liên quan nên không có yêu cầu đối với diện tích nêu trên.
 
Vụ án này đã bị xử sơ thẩm, phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn nhưng đến cấp giám đốc thẩm lại hủy bản án. 
 
Tòa sơ thẩm xét xử:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2009/DSST ngày 03 và ngày 08/07/2009, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
1. Xác nhận căn phòng ngoài cùng, tầng 1 (mặt phố) diện tích 39,72m2 (kể cả phần bán mái làm thêm) hiện do gia đình ông Nguyễn Quang Minh đang quản lý sử dụng cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng I, nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nằm trên thửa đất số 841, tờ bản đồ số 10, khu chữ I, mang bằng khoản điền thổ số 120p là thuộc quyền sở hữu của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị.
2. Cụ Đỗ Huy Đan chết năm 1985, cụ Đỗ Thị Vị chết năm 1977. Cụ Đan, cụ Vị có 05 người con gồm bà Đỗ Thị Như, bà Đỗ Thị Nhạn, bà Đỗ Thị Loan, ông Đỗ Bội Hoàn và bà Đỗ Bội Toàn (là các thừa kế thứ nhất) của cụ Đan, cụ Vị.
-  Bà Đỗ Thị Như chết năm 1999, có chồng là ông Nguyễn Qúy Bình chết năm 1979; có 2 người con là ông Nguyễn Đức Liên và ông Nguyễn Đức Bảo.
-  Bà Đỗ Thị Nhạn chết năm 2000, chồng là ông Bùi Đồng chết năm 2008; có 3 con là bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu và ông Bùi Trung.
-  Bà Đỗ Thị Loan chết năm 2003, chồng là ông Nguyễn Mạnh Hồng chết năm 1996, không có con.
Do vậy, ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung là những đồng sở hữu thừa kế di sản của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị.
3. Xác định căn phòng ngoài cùng tầng I (mặt phố) diện tích 39,72m2 (kể cả phần bán mái làm thêm) hiện gia đình ông Nguyên Quang Minh cùng các con cháu đang quản lý, sử dụng cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng 1, nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nằm trên thửa đất số 841, tờ bản đồ số 10, khu chữ I, mang bằng khoản điền thổ số 120p là thuộc quyền sở hữu của các đồng thừa kế của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị là ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung.
4. Chấp nhận yêu cầu đòi nhà của các ông, bà Đỗ Bội Hoàn, Đỗ Bội Toàn, Nguyễn Đức Liên, Nguyễn Đức Bảo, Bùi Đỗ Quyên, Bùi Hiếu, ông Bùi Trung đối với ông Nguyễn Quang Minh.
Buộc ông Nguyễn Quang Minh, bà Vũ Thị Phan, anh Nguyễn Quang Thanh, chị Nguyễn Lệ Huyền, cháu Nguyễn Quang Thắng, anh Nguyễn Quang Thành, chị Phạm Thanh Nhàn, cháu Nguyễn Quốc Trung, cháu Nguyễn Thu Trang, chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, cháu Hồ Hiền Thanh, cháu Hồ Anh Nhật, cháu Phạm Anh Tú, chị Nguyễn Thị Vinh Khang phải trả lại căn phòng ngoài cùng tầng 1 (mặt phố), diện tích 39,72m2 (kể cả phần bán mái làm thêm) cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng 1 nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cho các đồng thừa kế của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị gồm ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung.
5. Ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung (do bà Đỗ Bội Toàn đại diện) phải thanh toán cho gia đình ông Nguyễn Quang Minh 24.731.572đ tiền sữa chữa, cải tạo nhà.
6. Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị về việc không yêu cầu Tòa án giải quyết về kỷ phần thừa kế được hưởng của các thừa kế.
7. Bác các yêu cầu khác của các đương sự.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, trách nhiệm do chậm thi hành án và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 20/07/2009, gia đình ông Minh có đơn kháng cáo toàn bộ án sơ thẩm.

Tòa phúc thẩm xử:
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 47/2010/DSPT ngày 11/03/2010, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
1. Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Quang Minh và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
1.1- Xác nhận căn phòng ngoài cùng, tầng 1 (mặt phố) diện tích 39,72m2 (kể cả phần bán mái làm thêm) hiện do gia đình ông Mình đang quản lý sử dụng cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng 1, nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nằm trên thửa đất số 841, tờ bản đồ số 10, khu chữ I, mang bằng khoản điền thổ số 120p là thuộc quyền sở hữu của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị.
1.2- Xác định căn phòng ngoài cùng tầng 1 (mặt phố) diện tích 39,72m2 (kể cả phần bán mái làm thêm) hiện gia đình ông Nguyễn Quang Minh cùng các con cháu đang quản lý, sử dụng cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng 1, nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nằm trên thừa đất số 841, tờ bản đồ số 10, khu chữ I, mang bằng khoán điền thổ số 120p là thuộc quyền sở hữu của các đồng thừa kế của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị, gồm: ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung.
1.3- Chấp nhận yêu cầu đòi nhà của các ông Đỗ Bội Hoàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung và các bà Đỗ Bội Toàn, Bùi Đỗ Quyên đối với ông Nguyễn Quang Minh do bà Đỗ Bội Toàn làm đại diện.
Buộc ông Nguyễn Quang Minh, bà Vũ Thị Phan, anh Nguyễn Quang Thanh, chị Nguyễn Lệ Huyền, cháu Nguyễn Quang Thắng, anh Nguyễn Quang Thành, chị Phạm Thanh Nhàn, cháu Nguyễn Quốc Trung, cháu Nguyễn Thu Trang, chị Nguyễn Thị Thanh Thưỷ, cháu Hồ Hiền Thanh, cháu Hồ Anh Nhật, cháu Phạm Anh Tú, chị Nguyễn Thị Vinh Khang phải trả lại căn phòng ngoài cùng tầng 1 (mặt phố), diện tích 39,72m2 (kể cả phần bản mái làm thêm) cùng toàn bộ khu phụ: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, sân tại tầng 1 nhà số 62 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cho các đồng thừa kế của cụ Đỗ Huy Đan và cụ Đỗ Thị Vị gồm ông Đỗ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung, do bà Đồ Bội Toàn làm đại diện.
2. Ông Đồ Bội Hoàn, bà Đỗ Bội Toàn, ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo, bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung (do bà Đỗ Bội Toàn đại diện) phải thanh toán cho gia đình ông Nguyễn Quang Minh 24.731.572đ tiền sữa chữa, cải tạo nhà.
 
Giám đốc thẩm hủy bản án với nhận định:
Căn phòng tầng 1 nhà số 62 Ngô Thì Nhậm (ngoài cùng giáp mặt phố Ngô Thì Nhậm, nằm phía bên trái theo hướng từ phố Ngô Thì Nhậm nhìn vào) mà gia đình ông Nguyễn Quang Minh đang quản lý, sử dụng và hiện có tranh chấp, là một phần nhà số 62 Ngô Thì Nhậm, trên 230m2 đất, có nguồn gốc do vợ chồng cụ Đỗ Huy Đan (đã chết năm 1985), cụ Đỗ Thị Vị (đã chết năm 1977) mua đấu giá vào năm 1951.
Tại Di chúc ngày 24/12/1979 (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân khu phố    Hai Bà Trưng) cụ Đan phân chia thừa kế nhà số 62 Ngô Thì Nhậm cho 05 người con là bà Đỗ Thị Như (bà Như đã chết 1999, có chồng là ông Nguyễn Quý Bính đã chết 1979 và có 02 người con là ông Nguyễn Đức Liên, ông Nguyễn Đức Bảo), bà Đỗ Thị Nhạn (bà Nhạn đã chết năm 2000, có chồng là ông Bùi Đồng đã chết năm 2008 và có 03 con là bà Bùi Đỗ Quyên, ông Bùi Hiếu, ông Bùi Trung), bà Đỗ Thị Loan (chết năm 2003, có chồng là ông Nguyễn Mạnh Hồng đã chết 1996 và không có con chung), ông Đỗ Bội Hoàn (hiện đang ở Cộng hoà Pháp) và bà Đỗ Bội Toàn, trong đó căn phòng gia đình bị đơn đang sử dụng được chia cho bà Nhạn.
Bà Toàn cho rằng 1/2 căn phòng đang có tranh chấp nêu trên do cụ Vị cho ông Minh thuê vào năm 1959 với thời hạn là 01 năm, sau khi hết hạn thì gia đình ông Minh vẫn tiếp tục ở và hai bên không ký hợp đồng khác; đến tháng 12/1975 cụ Đan tiếp tục cho gia đinh ông Minh mượn tiếp 1/2 căn phòng còn lại. Đồng thời, bà Toàn xuất trình “Giấy hợp đồng thuê nhà’’ đề ngày 26/12/1959, “Lời cam đoan” đề ngày 04/7/1975, “Giấy cam đoan” đề ngày 18/12/1975 có nội dung thể hiện vào năm 1959 cụ Đan, cụ Vị cho ông Minh thuê 1/2 căn phòng với thời hạn là 01 năm, giá thuê là 08đ và đến năm 1975 cho ông Minh ở nhờ 1/2 căn phòng còn lại, nhưng không xác định về thời hạn ở nhờ.
Ông Minh cho rằng căn phòng đang có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của gia đình ông, gia đình ông không thuê, không ở nhờ gia đình nguyên đơn và không thừa nhận chữ ký trong các tài liệu do bà Toàn xuất trình, đồng thời có yêu cầu giám định các tài liệu này và giám định “Bằng khoán điền thổ số 120p”, “Tờ giải”, “Giấy chứng nhận điền thổ tạm thời”; việc gia đình ông vào ở căn phòng đang có tranh chấp là do Bệnh viện Mắt Trung ương mà trực tiếp là ông Huấn (công tác ở Bệnh viện mắt, nay ông Huấn đã chết) đề nghị về ở cùng, không biết chủ nhà là ai, khi gia đình ông đến ở thi cụ Đan, cụ Vị ở tại tầng 2, tầng 3, phần còn lại là Bệnh viện mắt sử dụng.
Đại diện Bệnh viện Mắt Trung ương không thừa nhận việc cho gia đình ông Minh vào ở căn phòng nêu trên như ông Minh trình bày, việc ông Huấn cho gia đình ông Minh vào ở tại căn phòng đang tranh chấp thế nào thì Bệnh viện Mắt không biết.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Toàn cho rằng đã xuất trình các tài liệu mà ông Minh yêu cầu giám định đề nghị Toà án xem xét trong thời hạn 55 ngày, nay bị đơn có yêu cầu giám định nhưng do không tin tưởng, nên bà không cung cấp bản chính các tài liệu như “Giấy hợp đồng thuê nhà” đề ngày 26/12/1959, “Lời cam đoan” đề ngày 04/7/1975, “Giấy cam đoan” đề ngày 18/12/1975. Trong trường hợp này, cần yêu cầu phía nguyên đơn xuất trình bản chính các tài liệu nêu trên để tiến hành giám định chữ ký mang tên “Minh” trong các tài liệu này, trên cơ sở đó xác định có hay không có việc ông Minh thuê, mượn căn phòng đang tranh chấp của gia đình bà Toàn, thì mới có cơ sở để xác định đúng bản chất của vụ án và mới có cơ sở giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Đồng thời, trong hồ sơ vụ án có các biên lai thuế thổ trạch thể hiện cụ Đan, cụ Vị nộp thuế thổ trạch nhà số 62 Ngô Thì Nhậm từ năm 1955 đến năm 1979 và thuế thổ trạch năm 1983, năm 1984; ông Minh nộp thuế đất năm 1993, 1994, 1995, 2001 và thuế nhà, đất năm 2002; bà Toàn nộp thuế nhà, đất từ năm 1993 đến năm 2002 (Biên lai thuế ngày 16/10/2002 thể hiện Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng thu thuế nhà, đất do bà Toàn nộp từ năm 1993 đến 2002), thuế đất từ năm 2003 đến năm 2007. Tuy nhiên, ngoài các biên lai thuế thổ trạch, thuế nhà, đất nêu trên thì chỉ có các biên lai thuế thổ trạch từ năm 1956 đến năm 1958 có nội dung thể hiện cụ Đan, cụ Vị nộp thuế toàn bộ diện tích nhà 62 Ngô Thì Nhậm, còn các biên lai thuế từ năm 1959 trở về sau thì không ghi rõ cụ Đan, cụ Vị nộp thuế một phần hay toàn bộ diện tích nhà 62 Ngô Thì Nhậm; thời gian từ năm 1985 đến năm 1991 ai là người nộp thuế nhà, đất; việc ông Minh nộp thuế đất năm 1993, 1994, 1995, 2001 và thuế nhà, đất năm 2002 có phải nộp thuế đối với phần nhà mà ông Minh đang sử dụng hay không. Trong trường hợp này, cần thu thập tài liệu chứng cứ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm rõ về việc nộp thuế nhà số 62 Ngô Thì Nhậm.
Tại Công văn số 1815/XD-PC ngày 25/3/2009, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội xác nhận nhà số 62 Ngô Thì Nhậm đứng tên cụ Đan, cụ Vị và Công ty quản lý và phát triển nhà không quản lý, cho thuê tại số nhà này. Tuy nhiên, tại phiên toà phúc thẩm, anh Hồ Hữu Hảo (là người đại diện theo uỷ quyền của ông Minh) xác định căn phòng gia đình ông Minh đang sử dụng là do Uỷ ban quân quản thời đó bố trí cho gia đình ông Minh vào ở, trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, anh Hảo xuất trình bản photocopy Quyết định số 161/QĐ-VM ngày 07/4/1984 của Viện trưởng Viện Mắt có nội dung điều chuyển, phân bổ nhà 62 Ngô Thì Nhậm. Trong trường hợp này, cần thu thập tài liệu để làm rõ có hay không có việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quản lý nhà số 62 Ngô Thì Nhậm, đã bố trí cho gia đình ông Minh và những người khác vào ở tại nhà này; đồng thời thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ giá trị pháp lý của Quyết định số 161/QĐ-VM ngày 07/4/1984 của Viện trưởng Viện Mắt và quá trình quản lý, sử dụng nhà 62 Ngô Thì Nhậm của Bệnh viện Mắt Trung ương.
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ để làm rõ các vấn đề nêu trên, nhưng đã chấp nhận yêu cầu đòi nhà của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn căn phòng đang có tranh chấp, là chưa đủ cơ sở.
 

NHẬN ĐỊNH CỦA CHÚNG TÔI

Qua vụ án này chúng tôi có các quan điểm như sau:

  1. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Hội đồng Giám đốc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao vì việc nguyên đơn không chịu giao cho Tòa án để đi giám định chứng cứ thì những tài liệu đó chưa được coi là chứng cứ bởi chưa có gì xác nhận chữ ký trong đó là thật.

Không chỉ trong vụ án này mà trong rất nhiều vụ án khác, đặc biệt là trong các vụ án vay tài sản, nguyên đơn không chịu giao các giấy tờ gốc như giấy vay tiền ra để giám định chữ ký trong trường hợp bên bị đơn phản đối giấy tờ giả. Giám định chữ ký là giám định cả về nét thanh, nét đậm và hình dáng chữ, kiểu chữ chứ không phải chứ bằng hình dáng chữ không, do đó chỉ có thể giám định trên bản gốc chứ không giám định qua bản photo được.
Tài liệu bản gốc khi giao cho Tòa án thì phải được lập biên bản giao nhận, Tòa án lưu giữ chứ không thể tráo hay để mất được. Mọi vấn đề xảy ra thì Tòa án phải chịu trách nhiệm nên người dân cần phải tin tưởng mà giao cho Tòa án.
Quan hệ thuê nhà và quan hệ cho ở nhà là hai quan hệ dân sự khác nhau. Hậu quả pháp lý khác nhau. Tòa án phải xác định được chính xác đây có phải là quan hệ cho thuê nhà hay không?
 

  1. Khi kiện đòi nhà, trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì không chỉ tiền thuế mà các khoản chi phí khác mà bị đơn đã bỏ ra để tăng giá trị tài sản lên thì nguyên đơn cũng phải thanh toán cho bị đơn. Thuế nhà đất bị thu hằng năm, gia đình nguyên đơn không nộp đầy đủ các năm thì Tòa phải thu thập chứng cứ về các năm không nộp đủ đó thì ai nộp để bồi hoàn cho người đó.
  2. Vụ án trên là bài học cho những người đang cho nhà cho thuê, cho ở nhà trong việc đi kiện đòi tài sản. Tài sản là của mình nhưng chỉ vì những sai sót khi khởi kiện mà dẫn đến vụ án bị kéo dài, bị hủy án để xét xử lại, tốn kém chi phí.

Ngoài ra, trong trường hợp bên thuê nhà nợ tiền nhà 3 tháng hoặc hợp đồng thuê nhà chấm dứt thì cần phải đòi nhà luôn, hiện nay có rất nhiều người dân không đòi ngay, đến khi đất có giá thì mới đi kiện đòi.

Gửi phản hồi

 

Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn Thủ tục Đất đai
0982228001
Tin mới
Thống kê truy cập