Làm sao để khiếu nại thu hồi đất nông nghiệp?

Làm sao để khiếu nại thu hồi đất nông nghiệp?
Trong quá trình cơ quan Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, có rất nhiều quy trình được thực hiện, nhiều quyết định, văn bản được ban hành để thực hiện việc thu hồi đất.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà việc thu hồi đất chưa đúng trình tự, thủ tục, việc bồi thường không thỏa đáng dẫn đến việc bị người có đất phản đối. Vậy làm thế nào để khiếu nại thu hồi đất nông nghiệp khi có sai phạm xảy ra?

Liên hệ: 0945 075 856 - 0982 228 001

  1. Trình tự thu hồi đất.

Người khiếu nại phải nắm được trình tự thu hồi đất thì mới biết được quyền lợi của mình của bị xâm phạm hay không?
Trình tự thu hồi đất gồm các bước sau:
Bước 1: Lập và ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Nội dung của Kế hoạch bao gồm:
- Lý do thu hồi đất;
- Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
- Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
- Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
- Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 2: Lập trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
Bước 3: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 4: Lập danh sách người có đất, tài sản gắn liền với đất trong phạm vi khu đất thu hồi
Bước 5: Thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi người có đất thu hồi; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; thông báo trên đài truyền thanh cấp xã; tổ chức họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi.
Chúng tôi lưu ý là phải thông báo đủ các biện pháp trên, nhiều nơi chỉ lấy lý do là đã phát thanh trên ủy ban xã mà không giao cho người có đất là không đúng.


Bước 6: Thông báo đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất
Thông báo này phải được gửi cho người có đất thu hồi. Trường hợp không thông báo được cho người có đất thu hồi thì thông báo trên Đài Truyền thanh cấp xã liên tiếp 03 (ba) kỳ trong vòng 07 (bảy) ngày.
Bước 7: Đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất và thu thập tài liệu có liên quan
Quá trình đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản phải có mặt: Chủ đầu tư (nếu có), Cán bộ địa chính cấp xã, đại diệnỦy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (xóm) nơi có đất thu hồi, đại diện những người có đất thuộc phạm vi thu hồi đất (từ 01 đến 02 người) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giới thiệu.
Bước 8: Xác nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 9:  Lập, kiểm tra, niêm yết lấy ý kiến, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bước 10: Thẩm định, lấy ý kiến góp ý về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 11: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất
Quyết định thu hồi đất phải được giao cho người có đất bị thu hồi. Người có đất bị thu hồi không đồng ý với việc thu hồi đất thì có quyền khiếu nại quyết định này.
Bước 12: Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.
Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ phải được giao cho Người có đất bị thu hồi, trường hợp người có đất bị thu hồi không đồng ý với mức bồi thường thì có thể khiếu nại Quyết định này.
Bước 13: Giao đất tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.

  1. Căn cứ để khiếu nại.

Căn cứ để khiếu nại đất nông nghiệp có thể là giá đất, về tài sản trên đất. Người khiếu nại cần phải chứng minh giá đất bồi thường không đúng với loại đất nông nghiệp, như đất màu lại bồi thường theo giá đất lúa. Đối với vấn đề này, người có đất bị thu hồi sẽ khiếu nại Quyết định thu hồi đất.
Về tài sản trên đất, tài sản trên đất cũng được bồi thường khi thu hồi đất, tài sản trên đất này được định giá theo giá trị thị trường tại địa phương chứ không phải theo giá Nhà nước quy định. Người có đất bị thu hồi thấy giá trị tài sản trên đất được bồi thường quá thấp so với giá thị trường thì có quyền khiếu nại. Đối với vấn đề này, người có đất bị thu hồi sẽ khiếu nại Quyết định phê duyệt phương án bồi thường.
Ngoài ra, trong quá trình thu hồi đất nếu người có đất bị thu hồi đất thấy rằng việc thu hồi đất diễn ra không đúng trình tự, thủ tục và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì có quyền khiếu nại hành vi hành chính của người thực hiện công vụ thu hồi đất.

  1. Trình tự, thủ tục khiếu nại thu hồi đất nông nghiệp.

Hồ sơ gồm có:

  • Đơn khiếu nại (bản gốc)
  • Quyết định bị khiếu nại (Trong trường hợp khiếu nại Quyết định).
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất.
  • Giấy tờ tùy thân (CMND, sổ hộ khẩu).
  • Các giấy tờ, hóa đơn liên quan đến việc mua giống, phân bón,….(nếu có)

Người có đất bị thu hồi nộp hồ sơ khiếu nại thu hồi đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có đất bị thu hồi).
Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện tốt nhất cho Quý khách hàng về vấn đề khiếu nại thu hồi đất nông nghiệp tại các tỉnh thành Thái Nguyên, Hà Nội.

Gửi phản hồi

 

Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn Thủ tục Đất đai
0982228001
Tin mới
Thống kê truy cập